Wap giải trí, tải Game ứng dụng miễn phí

Cách xử lý khi hết bộ nhớ trên Android

• lượt xem:
• Ngày đăng: 2015-11-04 - 15:15

Sau nhiều ngày sử dụng thiết bị Android. Thiết bị của bạn sẽ xuất hiện rất nhiều rác và những file thừa không cần thiết. Và cả bộ nhớ hệ thống(RAM)cũng bị những ứng dụng ngầm sử dụng gần hết. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn làm sạch cả 2 bộ nhớ này trên thiết bị Android bạn đang sử dụng.
Chúng ta cần phân biệt: hết bộ nhớ hệ thống (RAM) và hết bộ nhớ trong (bộ nhớ máy). Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách dọn dẹp cả 2 bộ nhớ trên để giúp điện thoại Android của bạn chạy nhanh hơn và mượt hơn.
1. Hết bộ nhớ hệ thống (RAM)
Nhiều thiết bị Android cũ có 1GB hay 512MB bộ nhớ RAM. Nếu bạn chạy một ứng dụng nặng – hay nhiều ứng dụng – bộ nhớ RAM sẽ bị đầy. Nguyên tắc đầu tiên khi dùng RAM là không dùng task killers vì task killers đơn giản chỉ dừng tiến trình đủ lâu để làm giảm sử dụng RAM. Nhưng những tiến trình đó sẽ được khởi động lại chỉ vài giây sau, và đẩy RAM vào tình trạng cũ.
Cách tốt nhất để xử lý tình trạng này là theo dõi ứng dụng của bạn dùng bao nhiêu RAM và loại bỏ những ứng dụng có vấn đề, giả định là bạn không nhất thiết phải dùng nó. Có rất nhiều ứng dụng hữu ích trên Play Store có thể giúp bạn quản lý bộ nhớ. Hệ điều hành Android có một trình quản lý RAM trong Developer Options bên dưới Process Stats là nơi bạn có thể thấy lượng RAM đang được các ứng dụng sử dụng. Nếu điện thoại của bạn chưa kích hoạt Developer Options, bạn chỉ cần vào Settings > About Phone và nhấn vào Build Number 5 đến 7 lần liên tiếp cho tới khi Developer Options hiện ra. Bạn cũng có thể dùng các ứng dụng quản lý tiến trình khác như Advanced Task Manager để hạn chế ứng dụng và tiến trình chạy trên startup.
Link tải Advanced Task Manager
2. Hết bộ nhớ trong
Bạn có thể dễ dàng nhận ra khi hết bộ nhớ trong của điện thoại. Nếu bạn lưu trữ nhiều game nặng, nhạc, hình ảnh hay video thì bộ nhớ trong sẽ nhanh chóng bị đầy. Tùy vào phiên bản Android bạn đang sử dụng, bạn nên hiểu về cách phân vùng bộ nhớ, và trên thực tế bạn chỉ sử dụng bộ nhớ ít hơn những gì bạn có. Ví dụ bạn mua smartphone có 32GB bộ nhớ, bạn chỉ có thể sử dụng tối đa 3/4 hay thậm chí ít hơn.
Cách dễ nhất để giải quyết khi đầy bộ nhớ trong là xóa bớt những gì không cần thiết. Xóa những thư mục tạm và dữ liệu cached, sau đó hãy lưu hình ảnh và nhạc lên mây để tiết kiệm bộ nhớ. Một cách khác là chuyển mọi thứ có thể vào thẻ nhớ. Bạn có thể chuyển ứng dụng bằng cách vào Settings > Apps > rồi tìm mục “move to SD card” trong mỗi ứng dụng. Nhạc, hình ảnh và các tập tin khác có thể chuyển qua, nhưng ứng dụng hệ thống thì không chuyển được.\
Bạn có thể dùng ứng dụng Link2SD để giúp bạn chuyển mọi thứ vào thẻ nhớ, nhưng ứng dụng như vậy cần có root access. Nếu bạn có quyền root bạn sẽ làm được nhiều thứ hơn, di chuyển ứng dụng, xóa bloadware pre-loaded trên điện thoại, v.v… Bạn có thể kiếm trên mạng cách root máy. Bạn cũng có thể đặt mặc định nơi lưu trữ các tập tin tải về. Thiết lập và đặt nơi lưu trữ mặc định trong các ứng dụng để lưu vào thẻ nhớ. Bạn phải tìm trên google cách làm điều này cho từng loại thiết bị.
Link tải Link2SD tại đây.
Mặt khác, nhiều người tin rằng việc root máy và xóa bloatware sẽ tạo ra nhiều dung lượng trống hơn. Điều này vừa đúng vừa không. Bởi vì bộ nhớ được phân vùng vào bộ nhớ hệ thống và dữ liệu, việc xóa bloatware trên hệ thống về nguyên tắc cho phép bạn có thêm dung lượng nhưng bạn lại không dùng được. Bất kỳ ứng dụng nào bạn cài hay tải về sau khi xóa bloatware vẫn sẽ hiển thị trên phân vùng dữ liệu. Bạn cần dùng thêm một chút mẹo nhỏ bằng cách thay đổi kích thước của phân vùng hay cài đặt ứng dụng vào phân vùng hệ thống. Tất nhiên, xóa bloatware sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên hệ thống như RAM bởi vì bất kỳ tiến trình nào có liên quan tới ứng dụng đó sẽ biến mất.
Cuối cùng, bạn cần biết nên bỏ ứng dụng nào. Nếu bạn vào Settings > Storage > Apps bạn sẽ thấy danh sách ứng dụng kèm theo dung lượng. Đây là cách cực kỳ dễ để chọn ứng dụng nào nên xóa. Ví dụ như bạn có một game dung lượng 1.4GB mà hiếm khi chơi. Việc xóa game đó sẽ hữu ích hơn là xóa 12 ứng dụng bạn thường dùng.
Việc quyết định xóa những ứng dụng không cần thiết chẳng những tiết kiệm bộ nhớ mà còn giảm tải cho RAM. Việc reset máy định kỳ, sau khi sao lưu những dữ liệu và ứng dụng quan trọng cũng là một ý hay để hệ thống chạy tốt hơn. Hi vọng bạn đọc sẽ có những cách xử lý hợp lý trong những trường hợp bộ nhớ hệ thống và bộ nhớ trong cạn kiệt sau khi đọc xong bài viết này của http://xtvn.uiwap.com