Wap giải trí, tải Game ứng dụng miễn phí

Phân biệt các dạng bộ bài trong game Hearthstone

• lượt xem:
• Ngày đăng: 2015-11-04 - 15:45

Khi mới bắt đầu chơi Hearthstone, hầu hết mọi người trong chúng ta đều thắc mắc về tên của những bộ bài. Tại sao chúng lại được đặt tên như vậy, làm thế nào để phân loại chúng,…? Bài viết sau đây sẽ phần nào giúp trả lời những câu hỏi đó.

Những dạng bộ bài (deck) được trình bày dưới đây là: Aggro, Tempo, Combo, Midrange, Ramp và Control. Đây là những dạng deck phổ biến và hầu như mọi deck trong Hearthstone có thể phân loại theo 6 dạng trên. Những bộ bài ví dụ trong bài viết có thể không đạt hiệu quả quá cao nhưng là ví dụ điển hình dạng bộ bài đó
1. Control
Thứ nhất, một trong những dạng bộ bài phổ biến nhất: Control Mục tiêu của những bộ bài này là cố gắng tạo thật nhiều value từ những lá bài và chiến thắng nhờ việc áp đặt và giữ quyền kiểm soát bàn đấu ở late game. Việc kiểm soát bàn đấu khi sử dụng dạng bộ bài này thường khó khăn và mất thời gian, thay vào đó, bạn sẽ ngăn cản đối phương kiểm soát bàn đấu. Thường thì bạn sẽ phải hồi máu/buff giáp trong quá trình này. Vì muốn có thật nhiều value từ mỗi lá bài nên Control là dạng bộ bài đánh chậm nhất. Nhiều Control deck cần thiết phải có vài lá Legendary và thường là những bộ bài đắt nhất. Ví dụ điển hình: Control Warrior, Control Paladin và Control Priest.
Grommash Hellscream – Lá bài không thể thiếu trong mọi bộ Control Warrior
2. Ramp
Dạng thứ hai sẽ là một biến thể của Control: Ramp Những bộ bài dạng này khá giống với Control nhưng có một điểm mấu chốt khác biệt: chúng có khả năng ra được những minion mạnh sớm hơn những bộ bài Control bình thường. Những minion này sẽ giúp bạn áp đảo đối phương và và bảo vệ bạn bằng kỹ năng taunt tự có hoặc được buff cho. Có thể gọi chúng là Control deck vì Ramp thì cũng cần phải kiểm soát được bàn đấu để thắng. Ví dụ điển hình là Handlock và Ramp Druid. Handlock dùng hero power để tự làm mất máu và bốc bài, qua đó có thể gọi Giant sớm và có những Twillight Drake mạnh. Ramp Druid thì dùng Wild Growth và Innervate để có nhiều mana hơn đối phương để ra minion mạnh từ sớm.
Turn 1 Coin – Innervate – Yeti là một khởi đầu hoàn hảo cho Ramp Druid
3. Midrange
Loại thứ ba là Midrange Dạng bộ bài này cũng giống như Control nhưng yếu hơn về late game. Thay vào đó, chúng thường có khả năng dồn sát thương lớn trong 1 lượt để kết liễu đối phương. Hầu hết minion ở dạng bộ bài này tốn từ 6 mana trở xuống. Những deck midrange thường được thiết kế để có thật nhiều lợi thế ở mid game. Cái bộ bài dạng này thường dựa vào những combo gồm 2 lá bài hoặc một cách dồn sát thương khác nào đó. Hai ví dụ điển hình là Midrange Druid và Midrange Shaman. Bộ bài của Druid sử dụng khả năng gây sát thương mạnh của Savage Roar, thường đi kèm Force of Nature để đảo bảm bạn có 14 sát thương trở lên. Còn Shaman thì sử dụng Doomhammer với Rockbiter hoặc Al’akir với Rockbiter (có thể là Flamtounge Totem) để gây 10 hoặc 12 sát thương. Và với việc có early game và midgame tương đối tốt, những bộ bài này có thể chiến thắng mà không cần phải có combo.
Combo Savage Roar + Force of Nature có thể kết liễu đối phương chỉ trong một turn
4. Combo
Dạng thứ tư được đề cập đến là: Combo Những bộ bài này được nhận xét là khó chơi và không dành cho những người mới bắt đầu chơi Hearthstone. Những bộ bài Combo thường phải dựa vào những combo cố định để chiến thắng. Vì vậy, chúng thường có cách để bốc càng nhiều bài càng tốt. Ví dụ điển hình là Freeze Mage, Miracle Rogue cũ và Math Warrior (hay OTK Warrior). Mục tiêu mà Freeze Mage hướng đến là sống sót cho đến late-game bằng cách đóng băng và thổi bay minion đối phương bằng lượng spell hùng hậu của Mage. Đồng thời có gắng bốc thật nhiều bài để có được Alexstraza và Antonidas trên tay rồi bắn vài cái Fireball vào mặt đối phương chỉ còn 15 máu. Math Warrior thì sử dụng những lá bài phát huy khả năng khi bị mất máu rồi gây sát thương lên mọi thứ trên bàn đấu để tạo nên những combo chết người. Như việc kết hợp Warsong Commander, Frothing Berserker, Whirlwind,… Và cuối cùng, tuy giờ đây hầu như đã không còn người sử dụng do những quân bài quan trọng đã bị nerf, nhưng không thể không nhắc tới Miracle Rogue khi nói đến Combo deck. Bằng việc Combo Gadgetzan Auctioneer với những lá spell tốn ít mana, Miracle Rogue hầu như có thể bốc được tất cả những thứ mình cần để kết liễu đối phương trong khoảng từ lượt 7 trở đi, sử dụng 30 lá bài đối đầu với khoảng 15 của đối phương. (Bộ bài Rogue thành công nhất hiện nay mà game thủ Dog sử dụng để đạt #5 Legend NA với việc thêm rất nhiều minion late game mạnh có lẽ đã trở thành một bộ Control Rogue sử dụng Auctioneer để bốc bài).
Raging Worgen với khả năng Windfury của mình là key card trong các bộ OTK Warrior
5. Tempo
Cuối cùng, có 2 dạng bộ bài nhanh hơn, loại đầu tiên là: Tempo. Tempo là dạng bộ bài có khả năng kiểm soát bàn đấu từ sớm bằng những minion rẻ. Những bộ bài này thường bị nhầm với Aggro do đôi khi có khả năng kết thúc đối phương nhanh không kém. Tempo sử dụng khả năng kiểm soát bàn đấu từ sớm để có thể đổi quái hiệu quả bằng những minion t

[1]2